Lịch sử R-36_(tên_lửa)

Miệng xả tên lửa SS-9 Scarp R-36

Việc phát triển tên lửa R-36 được thực hiện tại Phòng thiết kế Yuzhnoye (Dnepropetrovsk, Ukraine) từ năm 1962, và công việc phát triển dựa trên chương trình tên lửa R-16. Tổng công trình sư thiết kế là Mikhail Yangel. Ban đầu việc phát triển tên lửa chia thành tên lửa hạng nhẹ, hạng nặng, tên lửa quỹ đạo, công việc phóng thử nghiệm diễn ra từ năm 1962 đến năm 1966, vào thời điểm đó, khả năng vận hành ban đầu của tên lửa đã đạt được. Những tin tức về việc phát triển phiên bản quỹ đạo là hồi chuông báo đống cho phương Tây về việc Liên Xô có khả năng phóng nhiều vũ khí hạt nhân vào quỹ đạo, mà không thể đánh chặn được chúng. Các vũ khí hạt nhân có thể được để lại quỹ đạo trong một khoảng thời gian không xác định. Những phát triển về vũ khí hạt nhân trên quỹ đạo đã khiến cả hai bên đồng ý với một hiệp ước cấm chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt trong không gian.

Năm 1970, việc phát triển phiên bản thứ 4 của tên lửa, có khả năng mang nhiều đầu đạn, đã được bắt đầu. Tên lửa được phóng thử nghiệm lần đầu năm 1971.[cần dẫn nguồn]

Những cải tiến trên thiết kế tên lửa R-36 đã dẫn đến thiết kế tên lửa R-36M, có khả năng tấn công phủ đầu (về lý thuyết) các giếng phóng tên lửa LGM-30 Minuteman và hệ thống điều khiển của chúng trước khi chúng có thể đáp trả. Tuy nhiên, cả Liên Xô và Nga đều chưa từng công khai xác định vai trò cụ thể của tên lửa R-36M. Thiết kế ban đầu của R-36M có thể mang một đầu đạn 12 Mt, tầm bắn 10.600 km. Tên lửa được phóng thử nghiệm lần đầu vào năm 1973 nhưng cuộc thử nghiệm đã kết thúc thất bại. Sau vài lần trì hoãn, tên lửa R-36M được triển khai vào tháng 9 năm 1975. Phiên bản tên lửa "Mod-1" này có khả năng mang đầu đạn 18–20 Mt, tầm bắn 11.000 km. Phiên bản tên lửa mới này được NATO gọi là: SS-18 Satan.[cần dẫn nguồn]

Tên lửa R-36M có 6 phiên bản cải tiến nâng cấp khác nhau, với phiên bản 1 (Mod-1) được đưa vào trang bị năm 1984. Phiên bản cuối cùng (Mod-6) hay còn gọi là R-36M-2 "Voevoda" được triển khai vào tháng 8 năm 1988. Tên lửa này có khả năng mang cùng một loại đầu đạn đương lượng nổ 18–20 Mt, với tầm bắn lên tới 16.000 km. Khác biệt chính trên tên lửa Mod-6 là ở đầu đạn MIRV mà nó mang theo. Những tên lửa này (Mod-2, 4, và 5) đã vượt qua đối thủ phương Tây là ICBM LGM-118 Peacekeeper xét về đương lượng nổ tổng cộng của nó, tầm bắn, và khả năng sống sót, nhưng kém hơn về độ chính xác.[cần dẫn nguồn]

Hệ thống điều khiển cho tên lửa này được thiết kế tại NPO "Electropribor"[3] (Kharkiv, Ukraine).

Triển khai

Tên lửa Dnepr bên trong giếng phóng

Vào thời điểm triển khai lớn nhất, trước khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, đã có 308 giếng phóng tên lửa R-36M được đưa vào vận hành. Sau khi Liên Xô tan rã, có 204 giếng phóng nằm trên lãnh thổ Liên bang Nga, và 104 giết phóng nằm trên lãnh thổ Kazakhstan. Trong những năm sau đó, Nga đã giảm số lượng giếng phóng tên lửa R-36M xuống còn 154 theo hiệp ước START I. Một phần các tên lửa ở trên lãnh thổ Kazakhstan (54/104) nằm trong quyền quản lý của Sư đoàn tên lửa số 57 tại Zhangiz-Tobe (Solnechnyy), tỉnh Semipalatinsk.[4] Các tên lửa R36 còn lại ở Kazakhstan nằm trong biên chế của Sư đoàn tên lửa số 38 tại Derzhavinsk, tỉnh Turgay.[5] Việc tháo dỡ 104 giếng phóng tên lửa tại Kazakhstan hoàn tất vào tháng 9 năm 1996. Sau khi Hiệp ước START II ra đời, các thỏa thuận có bao gồm tiêu hủy toàn bộ các tên lửa R-36M tuy nhiên nó không có hiệu lực và các tên lửa này vẫn còn đang hoạt động. Nga đã giảm dần số lượng R-36M hoạt động và tính đến tháng 3 năm 2013, chỉ còn lại 55 tên lửa (tất cả đều là phiên bản tên lửa Mod 5 trang bị 10 đầu đạn MIRV).[6] Khoảng 40 tên lửa sẽ tiếp tục được duy trì đến năm 2020. Với việc loại bỏ các đầu đạn 20 megaton SS-18 Mod 6, đương lượng nổ đầu đạn lớn nhất sẽ thuộc về đầu đạn 5 Mt trên các tên lửa ICBM Dong Feng 5 (DF-5) của Trung Quốc ICBM và tên lửa ICBM UR-100N.[cần dẫn nguồn]

Không quân MỹNational Air and Space Intelligence Center ước tính rằng đến tháng 6 năm 2017 đang có khoảng 50 giếng phóng tên lửa Mod 5 được triển khai.[7]

Cắt giảm

Thượng nghị sĩ Richard Lugar đang quan sát tên lửa ICBM SS-18 chuẩn bị được loại bỏ trong khuôn khổ chương trình Nunn-Lugar

Trong thập kỷ qua, các lực lượng vũ trang Nga đã giảm đều đặn số lượng tên lửa R-36M trong biên chế, rút bớt những tên lửa đã quá niên hạn hoạt động theo thiết kế của chúng. Khoảng 40 tên lửa thuộc biến thể hiện đại nhất R-36M2 (hoặc RS-20V) sẽ vẫn còn trong biên chế cho đến năm 2019.[8] Tính đến tháng 1 năm 2016, Lực lượng Tên lửa Chiến lược đang có 46 tên lửa R-36M2 hoạt động trong biên chế.[9]

Vào tháng 3 năm 2006, Nga đã ký một thỏa thuận với Ukraine sẽ điều chỉnh sự hợp tác giữa hai nước về việc bảo trì tên lửa R-36M2. Có thông tin cho rằng việc hợp tác với Ukraine sẽ cho phép Nga kéo dài thời gian phục vụ của tên lửa R-36M2 ít nhất từ 10 đến 28 năm.[10]

Chỉ huy lực lượng Tên lửa chiến lược, Trung tướng Andrei Shvaichenko tuyên bố vào ngày 16 tháng 12 năm 2009, Nga đã lên kế hoạch "phát triển một tên lửa ICBM nhiên liệu lỏng mới (RS-28 Sarmat) để thay thế tên lửa Voyevoda (SS-18 Satan), với khả năng mang được 10 đầu đạn vào năm 2016."[11]

Theo báo cáo của Interfax, hai tên lửa R-36M2 được lên kế hoạch tháo dỡ trước ngày 30 tháng 11 năm 2020. Quá trình này sẽ được thực hiện theo các quy trình của hiệp ước New START.[12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: R-36_(tên_lửa) http://www.russianspaceweb.com/r36m_family.html http://bos.sagepub.com/content/65/1/62.full.pdf+ht... http://bos.sagepub.com/content/69/3/71.full http://www.spacedaily.com/reports/Russian_scientis... http://www.ww2.dk/new/rvsn/38md.htm http://www.ww2.dk/new/rvsn/57md.htm http://web.mit.edu/slava/space/essays/essay-krivon... http://www.nasic.af.mil/LinkClick.aspx?fileticket=... http://missilethreat.csis.org/missile/ss-18/ http://russianforces.org/blog/2006/08/multiple_as_...